Trợ lí sản xuất thì làm gì?

Chào các anh chị và các bạn. Tiếp nối loạt câu hỏi ‘thì làm gì’ ở mảng sản xuất, hôm nay xin được chia sẻ với các thành viên các vai trò khác nhau của một vị trí thường phải làm nhiều việc trong tổ sản xuất nhưng lại chưa được ghi nhận đúng: trợ lí sản xuất (Production Assistant – PA).

Trợ lí sản xuất văn phòng (Office PA): như tên gọi, trợ lí sản xuất thực hiện các công việc liên quan tới giấy tờ bắt đầu từ giai đoạn tiền kỳ, ở văn phòng.

Trợ lí sản xuất đặt trong tổ trợ lí đạo diễn (PA positions within the Assistant Directing Department): ở một ngân sách phim lớn với một đoàn làm phim lớn, tất nhiên các nhiệm vụ có thể được giao độc quyền (hoặc được giao chuyên biệt, rõ ràng) cho cá nhân các trợ lí sản xuất để hỗ trợ các trợ lí đạo diễn. Trong các phim có tinh thần độc lập và ngân sách vừa phải, một hoặc hai PA có thể phải xử lý tất cả các nhiệm vụ này. Đó là cơ hội để bạn học tất cả và mô tả chúng trong hồ sơ của bạn.

Trợ lí sản xuất diễn viên trên hiện trường (On-set Cast PA): bạn phải giữ sự chú ý đến diễn viên từ bất kì thời điểm nào họ có mặt tại bối cảnh. Bạn giúp họ với sự thoải mái, chắc chắn rằng họ hiểu bối cảnh với các phòng, nhà tắm, phục vụ đồ ăn v.v và luôn giữ thông báo với các diễn viên.

Trợ lí sản xuất máy quay (Camera PA): trong các set quay dùng nhiều máy quay, mỗi máy quay cần có ở bên cạnh mỗi đội quay để nhận tín hiệu từ trợ lí đạo diễn thứ nhất. Ví dụ, để xác nhận cho cả tổ quay cho việc bật thiết bị (chạy hay ghi hình) và trở lại cho trợ lí đạo diễn thứ nhất, rằng máy quay đang ghi hình, đã đạt được tốc độ và khung hình đã được sắp đặt.

Trợ lí sản xuất phân phối (Distro [or Distribution] PA): khi văn phòng sản xuất gửi đi các thỏa thuận, các trang kịch bản sửa, các lịch, thư, thiết bị v.v tới hiện trường, một trợ lí sản xuất được phân công chịu trách nhiệm đảm bảo phân phát tới đúng người. Và bạn nhớ một điều chung, nên đưa tới người đứng đầu mỗi tổ.

Trợ lí sản xuất màn hình đạo diễn (Video village PA): lý tưởng thì trợ lí đạo diễn thứ nhất luôn cạnh đạo diễn. Tuy nhiên, thường đạo diễn sẽ ở trước monitor trong khi trợ lí đạo diễn thứ nhất thì chuẩn bị sẵn sàng cho việc quay. Và công việc của trợ lí sản xuất màn hình đạo diễn chính là chuyển tiếp chính xác thông tin giữa đạo diễn và trợ lí đạo diễn thứ nhất.

Trợ lí sản xuất sắp xếp quần chúng (Extras Wrangler PA): hỗ trợ cho trợ lý đao diễn 2 trong việc quản lý giấy tờ, quá trình, vũ đạo và các nhu cầu thoải mái của diễn viên quần chúng. Những ngày quay với số lượng lớn quần chúng sẽ cần rất nhiều những người này.

Trợ lí sản xuất đàm (Walkie PA): quản lý và duy trì số lượng còn dư và phân phát đàm, pin, tai nghe và bộ sạc. Nghe tưởng đơn giản nhưng với đoàn đông thì một mình bạn cũng bở hơi tai khi luôn phải đi kiểm tra đàm hết pin, sạc và lại phân phát chúng.

Trợ lí sản xuất xe cộ (Vehicle PA): trợ giúp cho việc tạo ra luồng di chuyển và điều phối những người biểu diễn ở hậu cảnh trong xe của họ. Nếu phụ trách vị trí này, bạn cần chú ý tới sự an toàn, việc đỗ xe, các mô hình giao thông cũng như sự phù hợp. Cực kỳ quan trọng, bằng cách nào nhanh chóng sắp xếp lại cho cú bấm máy tiếp theo.

Trợ lí sản xuất khóa (Lock-Up PA): tức là chặn đường, chặn cầu thang, chặn cửa sổ v.v cũng như đi xin im lặng. Một bối cảnh phức tạp và đông đúc có thể tạo ra sự cần thiết phải thuê một số lượng lớn trợ lí sản xuất cho những việc này.

Trợ lí sản xuất bổ sung (Additional PA [or ‘day players’]): thường được thuê trong những ngày có nhiều người biểu diễn hậu cảnh hay diễn viên quần chúng hoặc bởi vì các vấn đề của hậu cần của một bối cảnh – với độ rộng lớn là cần cho việc chặn đường, các ngõ, cửa sổ, cầu thang, v.v. Là một trợ lí sản xuất bổ sung, công việc của bạn là hỗ trợ cho các nhân viên trợ lí đạo diễn và trợ lí sản xuất sản xuất.

Và, bạn có thể thấy mình ở đâu trong danh sách các vị trí trợ lí sản xuất này rồi chứ?


P/S: Xin được trích tấm hình trong một cảnh phim “Dòng máu anh hùng (2007)”, bạn có thể chính là người lẫn trong những người dân kia, để hỗ trợ các trợ lí đạo diễn truyền đạt yêu cầu tới họ.

Hình trong phim “Dòng máu anh hùng” – Đạo diễn Charlie Nguyễn

Bài chia sẻ của Tuan Do trong group Filmmakers in Vietnam.