Orson Welles và câu chuyện về “one-shot” trong “Touch of evil”
“One-shot take” trong “Touch of Devil”
Orson Welles là được xem là một trong những nhà làm phim nổi tiếng nhất và có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Ông vừa làm đạo diễn, nhà sản xuất, viết kịch bản và kiêm luôn cả diễn viên. Bộ phim đầu tiên của ông – Citizen Kane – ra rạp năm 1941 được đề cử 9 hạng mục cho giải thưởng Oscar. Ông là producer, director, co-screenplay và kiêm luôn diễn viên chính. Lúc này ông mới 26 tuổi.
Năm 1957 ông được tiếp quản đạo diễn bộ phim có tên “Touch of Evil“. Orson Welles đã biết là hãng phim không muốn mình làm đạo diễn tác phẩm điện ảnh này. Ông giỏi nhưng mà khó tính quá. Chính vì thế mà ông không tìm được cơ hội nào ở Mỹ cả. Ông phải dành cả thập kỷ cuối đời làm phim ở Châu Âu.
Và, đây là lần đầu cũng như lần cuối, ông có cơ hội quay lại Hollywood. Thế mà họ chỉ tin tưởng cho ông làm phim hạng B rẻ tiền. Sau khi tiếp quản ông viết lại toàn bộ kịch bản phim.
Còn hãng phim thì cắt cử mấy nhân sự điều hành cấp cao đến giám sát ông làm việc. Người ta chỉ thấy ông cho đoàn làm phim diễn tập thôi. Tập tới, tập lui, tập xuôi, tập ngược. Chả thấy bấm máy gì cả. Trời đã tối mà ông còn dượt tới dượt lui với đoàn và diễn viên. Dượt góc máy, biên đạo, lời thoại, tất cả phải thật chuẩn xác. Đám điều hành nghĩ là cha này chắc “mát dây” rồi.
Rồi sáng hôm sau, ông thu dọn cảnh. Đám điều hành đến nói chuyện với ông ”Orson ơi, ông chẳng thay đổi gì cả, ông tốn cả ngày trời dượt tới dượt lui với cả đoàn mà chả quay cảnh nào cả. Chúng ta trễ 3 ngày so với hạn định rồi. Vậy là phim này gặp rắc rối to đây.”
Orson Welles nói “Thưa các ngài, nếu các ngài nhận thức được điều mình vừa chứng kiến, thì đó là một cảnh đơn (single-shot take) hay nhất trong lịch sử điện ảnh. Và, giờ thì ta đã thực hiện xong trước hạn định một tuần.” Xong rồi ông bỏ đi.
Đó là cảnh mở màn cho bộ phim “Touch of Evil”, tới giờ đó vẫn là cảnh mở màn xuất chúng nhất và là cảnh quay liên tục (continuous shot/long one-shot take) xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh. Orson Welles nhận làm một bộ phim hạng B và nâng nó lên tầm kinh điển.
Chỉ với một lần quay, ông bắt trọn:
Mở màn – máy quay cận cảnh một người đàn ông đang cài bom hẹn giờ. Máy lia sang trái để ta thấy một cặp đôi đang tiến đến gần. Máy lia trở lại bên phải rồi chạy theo, người đàn ông ôm bom chạy đến đặt trái bom vào thùng xe. Cặp đôi ấy bước vào xe và lái đi. Lúc này máy đã được cẩu lên cao để bám theo xe đi vào thành phố. Chiếc xe quẹo trái, lúc này máy đang ở phía trước xe. Chiếc xe bị cảnh sát thổi chặn để nhường đường cho người đi bộ. Ở chốt chặn thứ hai, một cặp khác (cặp diễn viên chính) đang băng qua đường. Chiếc xe có bom từ từ trờ tới, vượt qua cặp đôi đi bộ, vượt qua cả ống kính máy quay. Máy bám theo cặp đôi đi bộ. Cả hai cặp đôi này dừng trước biên giới Mexico. Những người lính gác tiến đến nói chuyện với cặp đôi và mới biết họ mới cưới. Chàng trai là một cảnh sát vừa phá xong một đường dây buôn bán chất gây nghiện. Cặp đôi đi bộ làm xong thủ tục trước đi ra khỏi khuôn hình. Cặp trên xe làm xong thủ tục xong từ từ chạy qua chốt. Máy băng qua đường và bắt lại cặp đôi đi bộ. Cặp đôi hôn nhau. Chiếc xe nổ.
Orson Welles đã sắp đặt tất cả câu chuyện chỉ trong một cảnh. Ông làm một cách tài tình mà chưa ai thấy bao giờ (tính đến thời điểm đó). Ông làm rất đẹp, ánh sáng trắng đen đầy kịch tính. Ông đẩy cao trào lên tột đỉnh.
Ông đã tạo ra một cảnh phim đã dạy ở trong tất cả các lớp điện ảnh. Nhưng ông cũng biết mình nên làm gì với những gã điều hành. Giải thích với mấy người này vô ích lắm. Họ có hiểu và quan tâm gì đâu. Họ sẽ cố ngăn ông ngay. Cho nên, tốt nhất là kệ họ đi rồi cứ tiếp tục làm. Nếu thành công, ông là ngôi sao, nếu thất bại thì ông tiêu tùng.
Trong quá trình hậu kỳ, sự khác biệt sáng tạo giữa Welles và các giám đốc điều hành Universal nảy sinh, Welles bị buộc phải rút khỏi bộ phim. Rồi phim được quay thêm để dựng rồi phát hành năm 1958. Nó rất được đón nhận ở châu Âu và giành giải cao nhất tại Liên hoan phim quốc tế Brussels năm 1958. Năm 1998, Touch of Evil đã được chỉnh sửa lại cho phù hợp với tầm nhìn ban đầu của Welles. Năm 1993, bộ phim được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ chọn để bảo quản trong Cơ quan đăng ký phim quốc gia Hoa Kỳ vì “có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử hoặc thẩm mỹ”.
One-shot film vs. long one-shot take
Theo wikipedia, One-shot film trong điện ảnh là thuật ngữ dùng để chỉ một bộ phim có thời lượng đầy đủ được quay trong một cảnh dài (one long take) bằng một máy quay duy nhất hoặc được sản xuất để tạo ấn tượng như vậy. One-shot film còn có các tên gọi khác: one-shot cinema, one-take scene, continuous shot feature film.
Thuật ngữ này lần đầu xuất hiện trên tạp chí The New York Times vào năm 2019 trong một bài viết của Eric Grode về bộ phim “1917”. Theo Grode, bộ phim Rope (1948) của Alfred Hitchcock có thể được xem là bộ phim one-shot đầu tiên của lịch sử điện ảnh (khi xét theo định nghĩa của thuật ngữ này).
Theo ý thứ hai của định nghĩa, “được sản xuất để tạo ấn tượng được quay trong một cảnh dài bằng một máy quay duy nhất”, đồng nghĩa với việc dùng kỹ thuật để ghép nối các cảnh đơn được có thời lượng dài (long one/single-shot take) lại với nhau để tạo thành một bộ phim one-shot. Như vậy, long one-shot take là điều kiện cần để tạo nên một one-shot film. Điều kiện đủ việc set-up diễn xuất, bối cảnh, ánh sáng, camera của đạo diễn khi on-set để tạo ra câu chuyện như thế nào mang lại ý nghĩa gì, hiệu ứng cảm xúc gì cho người xem.
Đừng cho người ta thứ họ muốn. Hãy cho thứ mà có nằm mơ họ cũng không thể nghĩ đến được.
Orson Welles
Nguồn tham khảo:
- Touch of Devil (1958): https://en.wikipedia.org/wiki/Touch_of_Evil
- One-shot film: https://en.wikipedia.org/wiki/One-shot_film
- Rope (1948): https://en.wikipedia.org/wiki/Rope_(film)