Bản quyền: Những điều cần biết với filmmaker

Anh em làm phim, ảnh thỉnh thoảng lại nhìn thấy sản phẩm của mình bị các kênh thông tin khác sử dụng mà không sự đồng ý của bản thân. Anh em post lên mạng xã hội và nhận được rất nhiều sự đồng thuận, chủ yếu là: Kiện chết mẹ nó đi; giết nó đừng cho nó đẻ trứng; report sập nó …acbd…

OK, tất nhiên anh em có thể khởi kiện nhưng xin lưu ý một vài điểm sau đây.

1. Nếu sản phẩm hình ảnh của bạn được khách hàng trả tiền thuê bạn sản xuất một sản phẩm theo yêu cầu của họ và không có một sự thỏa thuận nào khác bằng văn bản về việc đồng sở hữu thì có nghĩa quyền sở hữu sản phẩm đó thuộc về khách hàng. Không phải của bạn, thậm chí nếu bạn muốn sử dụng hình ảnh đó để làm demo cho cá nhân thì cũng phải được sự chấp thuận bằng văn bản của khách hàng – người chủ sở hữu sản phẩm hình ảnh đó. Và tất nhiên bạn không thể khởi kiện một đơn vị khi mà họ không sử dụng sản phẩm do bạn là chủ sở hữu. Khách hàng là người đã mua hoàn toàn sự sáng tạo mà bạn dùng để tạo ra sản phẩm đó, họ có quyền sở hữu hoàn toàn. Gioongs như bạn mua một chiếc máy quay Arri ALEXA đắt tiền và đập nát nó thì Arri cũng không thể khởi kiện bạn vì bạn đã trả tiền cho nó, mua đứt chiếc máy quay đó.

Tất nhiên trong trường hợp bạn không được trả tiền cho sản phẩm hình ảnh đấy thì lại là chuyện khác.

Kể cho các bạn nghe một ví dụ: Một nhiếp ảnh gia danh tiếp được thuê chụp một bộ ảnh cưới. Sau đó 1 bức ảnh trong bộ ảnh đó được 1 trang mạng sử dụng để minh họa cho một bài viết. Nhiếp ảnh gia vô cùng phẫn nộ và yêu cầu công lý với lý do vi phạm bản quyền của mình. Vụ việc rất um sùm vì nhiếp ảnh gia là người rất nổi tiếng, phần lớn ủng hộ nhiếp ảnh gia nhưng cũng có 1 vài trang thông tin đăng trả lời của cô râu chú dể – là nhân vật trong bộ ảnh. Họ nói rằng họ mới là chủ sở hữu của bức ảnh , họ là người sở hữu bản quyền. Việc kiện trang thông tin kia hay không là việc của họ.

Phải nói thêm là ở một số quốc gia, bạn KHÔNG THỂ TỰ NHIÊN CHỤP ẢNH, QUAY PHIM MỘT NGƯỜI KHÁC NGAY CẢ KHI NGƯỜI ĐÓ ĐANG Ở KHU VỰC CÔNG CỘNG MÀ KHÔNG CÓ SỰ CẢNH BÁO HOẶC SỰ CHẤP THUẬN CỦA HỌ và tất nhiên càng không thể công khai những hình ảnh mà có người đó lên các trang thông tin mà không có sự chấp thuận của họ.

2. Nếu sản phẩm của bạn do một mình bạn tự sáng tạo ra hoàn toàn, bạn có quyền bán, cho, tặng…quyền sử dụng (kiểu như bán quyền sử dụng ảnh, footage; hoặc bán đứt – nhượng bản quyền SPHA của mình cho người khác), vì đơn giản bạn là chủ sở hữu.

Trong trường hợp thứ 2 này, bạn có thể khởi kiện đơn vị sử dụng trái phép sản phẩm mà mình là chủ sỡ hữu. TUY NHIÊN XIN LƯU Ý, BẠN CẦN CHẮC CHẮN NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY:

SẢN PHẨM MÀ BẠN TẠO RA VÀ BỊ ĐƠN VỊ KHÁC KHAI THÁC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP ĐỂ TRỰC TIẾP HOẶC GIÁN TIẾP SINH RA LỢI NHUẬN, ĐƯỢC XỬ LÝ TRÊN NHỮNG THIẾT BỊ, PHẦN MỀM MÀ BẠN CÓ QUYỀN SỞ HỮU.

Ví dụ ở đây là: máy tính của bạn, phần mềm có bản quyền của bạn. Nếu bạn sử dụng phần mềm lậu, crack, bẻ khóa…(ở đây là hệ điều hành và phần mềm biên tập ảnh, video, kỹ xảo, 3D…abcd…) trong quá trình điều tra bạn có thể bị kiện ngược lại và chịu thiệt hại về việc sử dụng trái phép sản phẩm mà chưa được sự chấp thuận của chủ sở hữu. Chưa kể tới việc nếu máy tính của bạn dùng hệ điều hành bản quyền, phần mềm biên tập ảnh/video bản quyền mà bộ office hay một vài plugin hay phần mềm khác không có bản quyền thì vấn đề đặt ra là bạn cũng là người đi ăn cắp chất xám của người khác, nghĩa là bạn yêu cầu công lý trong khi chính mình cũng đang vi phạm giống như họ.

Trên đây là một số ý kiến, kinh nghiệm cá nhân của bản thân về chuyện bản quyền chia sẻ với anh em.

Original on Filmmakers in Vietnam by Christopher Dinh